Thời gian thai nghén là thời gian sinh lý không ổn định, dễ chuyển mắc nhiều bệnh lý. Khi có thai sức đề kháng của người phụ nữ giảm dần đi, nên có thể mắc một số bệnh. Bởi vậy, khi có thai bà bầu càng cần phải thận trọng và tăng cường vệ sinh hơn nữa.
Vệ sinh thân thể
Khi có thai bà bầu cần phải cẩn thận hơn về vệ sinh thân thể bao giờ hết vì sẽ tác động đến sức khỏe của mẹ. Không nên tắm gội quá lâu tránh dùng nước quá lạnh, dễ bị cảm lạnh và làm tử cung dễ bị kích thích nhất là từ tháng 7 trở đi. Không nên ngâm mình trong nước ao hồ, nước sông ô nhiễm vì nhiễm khuẩn đường sinh dục ảnh hưởng tới sức khỏe cả mẹ lẫn con sau này.
Khi có thai do nội tiết sinh dục tăng nên âm đạo cũng tăng tiết dịch. Những tiết dịch này chảy ra âm hộ. Nếu không giữ gìn vệ sinh thì nó sẽ trở thành một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn hoạt động và phát triển. Vì thế bạn phải thường xuyên rửa sạch âm hộ và lau khô bằng khăn khô sạch sau mỗi lần đi đại tiện và tiểu tiện.
Vấn đề giao hợp.
Trong khi có thai việc giao hợp vẫn có thể cho phép nếu thai nhi phát triển bình thường và thai phụ chấp nhận. Tuy nhiên bạn nên kiêng giao hợp trong thời gian này , nhất là vào tháng thứ 3 và 3 tháng cuối của thai kỳ tuyệt đối không được giao hợp.
Nếu có giao hợp trong thời gian cho phép thì cần giữ vệ sinh bộ phận sinh dục của cả hai vợ chồng để tránh viêm nhiễm và an toàn cho bào thai đang giai đoạn phát triển.
Vệ sinh ăn mặc.
Khi mang thai khối lượng tuần hoàn và hô hấp của sản phụ gia tăng, vì vậy cần mặc quần áo rộng, thoáng mát. Mùa lạnh, mặc ấm, tránh nhiễm lạnh dễ gây tai biến sản khoa. Không nên mặc quần áo bó sát bụng.
Nếu thai quá to hay khi khám thai thầy thuốc cho biết nhiều thai thì cần tuân theo ý kiến của thầy thuốc về sử dụng băng nâng đỡ bụng nếu cần thiết.
Khi có thai, ngực thường phát triển (các tổ chức vú, các ống dẫn, các túi tuyến ) to cần mặc áo nịt ngực để nâng đỡ nhưng phải mềm và không bó chặt ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường lúc này.
Không được mang giày, dép cao ảnh hưởng đến tư thế thăng bằng của cơ thể làm cột sống bị ưỡn cong.
Hoạt động thể dục thể thao
Tránh tập các môn thể thao mạnh, phải dùng nhiều sức lực, làm người mẹ phải cố gắng nhiều về thể lực, gây khó thở.
Nên tập thể dục buổi sáng với những động tác nhẹ nhàng và tập hít thở sâu. Nếu không có thói quen tập thì nên đi dạo buổi sáng 5-10 phút. Nên tắm nắng buổi sáng.
Vấn đề đi xa
Nên tránh đi xa bằng ôtô, mô tô, xe đạp trong ba tháng đầu của thời kỳ thai nghén. Thời kỳ này dễ bị sẩy thai.
Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7, có thể đi lại bằng xe lửa, ô tô, máy bay. Hạn chế đi xa từ tháng thứ 8.
Vấn đề dinh dưỡng trong thai kỳ
Trong suốt thời gian mang thai, sản phụ phải lên cân (12kg). Tuy nhiên không phải cố ăn cho thật nhiều mà ăn đầy đủ các chất : chất đạm, axit folic, calci. Ở tháng đầu tiên, nhu cầu không nhiều vì phôi thai chỉ tăng trọng lượng có 1g, và sản phụ có cảm giác buồn nôn, chán ăn nên ngoài chế độ ăn bình thường hàng ngày, chỉ cần ăn uống thêm sữa đậu nành, ăn lạc để cung cấp thêm acid folic và acid linoleic_ cần cho sự phát triển của tế bào thần kinh.
Hạn chế dùng café và thức ăn, uống có cafein trong thời gian mang thai nhất là nửa thời gian mang thai sau cùng để tránh tác động kích thích kéo dài. Ngoài ra cũng nên tránh các chất kích thích khác như rượu, thuốc lá…
Để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé bạn nên hết sức thận trọng vệ sinh thai nghén trong thời gian này. Đặc biệt bạn nên đi khám thai định kỳ để được tư vấn và thăm khám tình trạng sức khỏe một cách tốt nhất. Phòng Khám sản phụ khoa -nam khoa Anh Sinh là địa chỉ tin cậy về việc thăm khám, siêu âm thai…