Khi có bầu, nhiều thai phụ thường lo lắng cho sự phát triển của em bé trong bụng nên đi khám, siêu âm thai thường xuyên. Các chuyên gia y tế cho rằng, việc làm này không chỉ tốn kém, mà còn có thể có những tác động xấu đến thai nhi. Vậy siêu âm và khám thai bao nhiều lần là hợp lí? Chủ đề bài viết hôm nay, Phòng khám Anh Sinh sẽ tổng hợp những thông tin liên quan đến vấn đề này.
Siêu âm với tần suất thường xuyên, ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Nếu tiếp xúc ở mức độ hợp lý về thời gian và cường độ thì sóng siêu âm rất an toàn với thai nhi, tuy nhiên nếu lạm dụng với cường độ thường xuyên thì sẽ có những tác động đến phôi thai là tế bào non thì nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai là rất cao.
Theo một số nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển, các bà bầu lạm dụng siêu âm có thể gây tổn thương đến não bộ của thai nhi. Theo đó, não bé trai có nguy cơ tổn thương cao hơn, nguy cơ để lại dị tật lâu hơn so với bé gái.
Ngoài ra, các nhà khoa học Australia cũng đã nghiên cứu 2.834 phụ nữ có thai và sinh con, kết quả cho thấy, ở những thai phụ lạm dụng siêu âm, cân nặng lúc sinh ở trẻ nhẹ hơn so với nhóm ít siêu âm.
Không nên siêu âm màu trong 3 tháng đầu thai kỳ
Nhiều chuyên gia sản phụ khoa khuyên rằng, các bà bầu không nên lạm dụng siêu âm. Ngoài ra, nếu chưa đến thời gian siêu âm tầm soát theo quy định thì chỉ siêu âm khi có chỉ định y khoa, tức là chỉ khi có vấn đề nghi ngờ; hạn chế thấp nhất tổng thời gian phơi sáng (thời gian siêu âm) bằng cách chọn bác sĩ sản khoa tại phòng khám sản khoa uy tín có kỹ năng và hiểu biết.
Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu không nên siêu âm màu do việc chiếu liên tục của máy siêu âm trong vòng 1 phút sẽ làm tăng thân nhiệt của người mẹ lên khoảng 1-5 độ C, dễ gây những tổn thương nguy hiểm ở não và thành mạch máu của thai nhi. Điều này dẫn đến những tác động xấu đến sức khỏe thai nhi.
Lịch siêu âm phù hợp
– Thai 3 tháng đầu: Khi phát hiện chậm kinh 7 đến 10 ngày bạn nên đi khám thai và siêu âm thai để đánh giá tình trạng sức khỏe, xác định thai trong tử cung và được bác sĩ kê đơn thuốc vitamin. Bên cạnh đó, cần khám thai, siêu âm hình thái thai và làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh lúc thai 12-14 tuần.
– 3 tháng giữa thai kì: Khám thai và siêu âm hình thái thai lúc thai 22 tuần; tiến hành tiêm phòng uốn ván; làm các xét nghiệm cơ bản theo chỉ định của bác sĩ; thực hiện kiểm tra tăng đường huyết lúc thai 24-28 tuần nếu có chỉ định.
– 3 tháng cuối thai kì : Khám thai định kỳ theo hẹn của bác sĩ; khám thai và siêu âm hình thái thai lúc thai 32 tuần; làm xét nghiệm nước tiểu mỗi lần đến khám.
Để có một thai kì khỏe mạnh và thai nhi phát triển khỏe mạnh cần phải lưu ý khám thai và siêu âm thai định kì tại phòng khám uy tín để được bác sĩ tư vấn cụ thể và chuẩn xác về việc siêu âm và khám thai bao nhiêu lần là hợp lý. Chúc bạn có một thai kì khỏe mạnh.