Hầu hết các thai phụ sẽ trải nghiệm một mức độ buồn nôn hoặc nôn khi mang thai. Can thiệp bằng chế độ ăn uống và lối sống thích hợp, có thể giúp thai phụ tiếp tục cuộc sống hàng ngày của họ và tối thiểu việc gián đoạn công việc. Hôm nay, phòng khám sản phụ khoa – nam khoa Anh Sinh chia sẻ đến bạn đọc về nguyên nhân và cách điều trị nôn do thai nghén.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng buồn nôn khi mang thai
Nôn là biểu hiện thường gặp khi mang thai ở giai đoạn 6 – 14 tuần mất kinh, ít khi tồn tại qua tuần thứ 16 và thường xuất hiện lúc mới thức dậy và cũng có thể rải rác trong ngày. Những yếu tố làm phát sinh buồn nôn không tuân thủ một nguyên tắc nào cả . Với một số người, đó có thể là mùi chiên xào thức ăn, số khác lại là mùi thuốc lá, thậm chí một số người rất sợ thức ăn mà họ quen dùng bấy lâu nay, có người còn sợ mùi mỹ phẩm mà họ quen dùng.
Ðôi khi, triệu chứng buồn nôn còn báo hiệu trường hợp có bầu sinh đôi và trong một số trường hợp cực hiếm, vấn đề phát triển lúc mang thai, dạng dị thường của nhau thai…
Một số yếu tố tâm lý cũng có thể có liên quan đến trạng thái buồn nôn, có thể là tâm trạng lo âu trước việc mang thai. Nhưng điều đó không giải thích được hết tất cả và hơn nữa, mức độ những cơn khó chịu thay đổi ở từng người. Một số chịu đựng chỉ vài tuần lễ và theo từng giai đoạn, số khác thì chịu đựng lâu hơn hoặc với mức độ cao hơn.
Cách khắc phục, làm giảm buồn nôn cho bà mẹ khi mang thai
Dù nôn không nguy hiểm đến thai nhi nhưng nó khiến cho mẹ rất mệt mỏi, không hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng vào cơ thể nên tốt hơn hết là mẹ nên tìm cách làm giảm triệu chứng này. Ăn uống và sử dụng thuốc là hai cách để mẹ bầu kiềm chế được chứng nôn nghén. Tuy nhiên, chuyên gia khuyên không nên sử dụng thuốc nếu tình trạng không quá trầm trọng.
Về vấn đề ăn uống, mẹ bầu có thể thay đổi khu vực ngồi ăn nếu như bàn ăn có mùi bếp núc hoặc mùi dầu mỡ khiến bản thân cảm thấy buồn nôn. Các bà bầu có thể chia nhỏ thức ăn làm nhiều bữa. Ngoài ra, việc tăng cường lượng hydrocarbon trong khẩu phần ăn cũng là một cách giúp mẹ “nạp năng lượng” dễ dàng hơn. Các mẹ bầu bị nôn nghén nặng có thể ngậm sữa đá và uống sữa ướp lạnh, pha đậm dần sữa để tăng dinh dưỡng trong vài ngày. Đồng thời chú ý điều chỉnh ăn uống, ăn uống cần thanh đạm hợp khẩu vị, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa hấp thụ, đồng thời chú ý bảo đảm lượng dịch thể. Về khẩu vị, cần cố hết sức thỏa mãn thị hiếu đặc biệt của phụ nữ mang thai về các vị chua, ngọt đắng, cay.
Để giảm buồn nôn khi mang thai, hãy loại ra khỏi thực đơn những thức ăn và thức uống làm cho bạn có cảm giác ghê sợ. Chỉ ăn những gì mà bạn thích, nhưng cần tránh những loại thức ăn chiên xào hoặc quá nhiều chất béo. Loại thức ăn dễ dùng nhất là rau cải luộc, thịt cá, mơ, dưa hấu, nho… Uống nhiều nước, tốt nhất là trước hoặc sau bữa ăn, với liều lượng ít nhưng thường xuyên để tránh mất nước. Hãy tạo thói ngủ trưa dù chỉ là một giấc ngắn nhưng không nên ngủ ngay sau bữa ăn vì buồn nôn làm tăng cảm giác mệt mỏi.
Mẹ cũng có thể giảm buồn nôn bằng cách thay đổi cách nấu nướng cho món ăn dễ ăn hơn, tránh những thức ăn hoặc mùi làm bạn khó chịu. Không nên để quá đói và cũng đừng ăn quá no, vì dạ dày khó chịu dễ buồn nôn. Nếu hay nôn vào buổi sáng, khi thức giấc bạn đừng vội trở dậy. Hãy nằm yên trên giường nghỉ ngơi và ăn nhẹ 1 chút trước khi ra khỏi giường để giảm cảm giác buồn nôn khi mang thai.
Nếu thấy có tiến triển tốt thì các ngày sau, mẹ bầu có thể ăn một vài loại canh, soup để đa dạng dinh dưỡng hơn.
Những biện pháp trên chỉ có thể giúp các mẹ kiềm chế nôn nghén, việc ăn uống của bà bầu vẫn ít nhiều bị ảnh hưởng trong giai đoạn này. Mặt khác, lượng dinh dưỡng bà bầu ăn vào khi mang thai cần tăng lên để cung cấp cho cả thai nhi. Chính vì thế, để tránh tình trạng suy dinh dưỡng cho cả hai mẹ con, thai phụ cần có các biện pháp khác như sử dụng viên uống bổ sung dinh dưỡng Procare. Với vi chất sắt, DHA/EPA, Axit Folic và rất nhiều loại khoáng chất khác, Procare là nguồn cung cấp thêm dinh dưỡng đúng cách, an toàn cho mẹ bầu, được chuyên gia và các bác sỹ sản khoa khuyên dùng.
Hy vọng đọc xong bài viết này các mẹ đã hiểu rõ hơn về hiện tượng buồn nôn khi mang thai và biết cách hạn chế, khắc phục hiện tượng này để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con.Các mẹ khi có thai phải đi siêu âm thai định kỳ và kiểm tra sức khỏe thai, chúc các mẹ thành công.