Những phương pháp hỗ trợ sinh sản mới nhất cho người hiếm muộn. Khi khoa học phát triển đã nghiên cứu ra rất nhiều các phương pháp khắc phục tình trạng vô sinh hiếm muộn giúp các cặp vợ chồng nhanh chóng có con. Tuy nhiên với mỗi phương pháp hỗ trợ sinh sản đều có những đặc điểm ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Hôm nay phòng khám sản phụ khoa – nam khoa Anh Sinh cùng bạn tìm hiểu các thật kỹ trước khi quyết định một trong những phương pháp này.
1. Thuốc kích thích rụng trứng
Cách tiến hành: Người phụ nữ sẽ được chích hoặc uống thuốc. Thuốc này có tác dụng giúp kích thích sản sinh các loại hormone kiểm soát quá trình rụng trứng để thúc đẩy sản sinh trứng và giúp phôi thai dễ bám vào thành tử cung hơn.
Đối tượng: Phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều và những người có chồng có chất lượng tinh trùng kém. Tránh dùng cho những người có ống dẫn trứng bị tổn thương, bị tắt ống dẫn trứng hoặc bị vết trầy trong dạ con vì những trường hợp này cần áp dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Tỷ lệ thành công: 40-45% phụ nữ sau khi dùng thuốc có thai; và hơn 50% phụ nữ kích thích rụng trứng để tăng khả năng có thai bằng những phương pháp khác.
Ưu điểm: Kích thích rụng trứng là lựa chọn đầu tiên trong những phương pháp hỗ trợ sinh sản vì chi phí thấp và những tiện ích liên quan.
Khuyết điểm: Có khả năng bị sưng, đau đầu, khó chịu và buồn nôn. Ngoài ra các tác dụng phụ không mong đợi kèm theo là nguy cơ sinh đôi, sinh ba…, sinh non và hình thành u nang buồng trứng.
2. Thụ tinh nhân tạo (IUI)
Cách tiến hành: Chuẩn bị sẵn tinh trùng đặc biệt để truyền trực tiếp vào tử cung thông qua một ống thông tiểu nhỏ, đây là phương pháp được dùng phổ biến nhất. Nếu bạn chọn phương pháp này, bác sĩ có thể khuyến nghị bạn nên dùng thuốc kích thích rụng trứng để tăng cơ hội thụ thai.
Đối tượng: Những trường hợp người đàn ông có tinh trùng kém chất lượng, di chuyển chậm hoặc số lượng tinh trùng ít. Cũng dùng trong trường hợp người phụ nữ bị dị ứng với tinh trùng của bạn đời hoặc những phụ nữ có lượng chất nhầy cổ tử cung ít, có tính axit, hoặc cổ tử cung quá dầy khiến cho tinh trùng khó có thể bơi đến gặp trứng.
Tỷ lệ thành công: Phụ thuộc vào tuổi tác của người phụ nữ và chất lượng tinh trùng của người đàn ông; nói chung có khoảng 15-20% cơ hội thụ thai cho mỗi chu kỳ, và khoảng 60-70% khả năng thụ thai sau 6 chu kỳ.
Ưu điểm: Thủ thuật đơn giản có thể thực hiện nhanh chóng.
Khuyết điểm: Có thể dẫn đến đa thai cũng như chịu ảnh hưởng từ các tác dụng phụ của thuốc kích thích rụng trứng.
3. Sử dụng tinh trùng hiến tặng
Cách tiến hành: Lấy tinh trùng được hiến tặng từ một người đàn ông khác rồi áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo IUI hoặc thụ tinh trong ống nghiệm IVF.
Đối tượng: Những cặp đôi mà người nam bị mất khả năng sinh sản hoặc người đàn ông có cấu trúc gen bất thường mà họ không muốn di truyền sang con, phụ nữ đơn thân hoặc những cặp đôi đồng tính.
Tỷ lệ thành công: Khoảng 15% phụ nữ áp dụng phương pháp này đều mang thai sau một chu kỳ và con số này tăng lên 80% sau 6 chu kỳ.
Ưu điểm: Giúp những người đàn ông vô sinh, người có cấu trúc gen bất thường và những phụ nữ đơn thân hoặc đồng tính có khả năng có con.
Khuyết điểm: Một số ông bố sẽ cảm thấy không thoải mái với người hiến tinh trùng mà không có quan hệ họ hàng gì với họ.
4. Tiêm tinh trùng vào bào tương trứng
Cách tiến hành: Chọn một tinh trùng khoẻ mạnh từ tinh dịch của người đàn ông và tiêm trực tiếp vào trứng dưới kính hiển vi. Một khi phôi thai phát triển, họ sẽ chuyển phôi thai vào tử cung người mẹ bằng phương pháp IVF.
Đối tượng: Những cặp đôi mà người đàn ông có lượng tinh trùng ít và chất lượng tinh trùng rất kém.
Tỷ lệ thành công: Khoảng 35% những ca áp dụng đồng thời cả hai phương pháp ICIS và IVF có thể mang thai.
Ưu điểm: Những người đàn ông có lượng tinh trùng ít có thể trở thành bố.
Khuyết điểm: Chi phí cao và nhiều bước; thuốc dùng cho phương pháp IVF có nhiều tác dụng phụ.
5. Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)
Cách tiến hành: Bao gồm nhiều bước, đầu tiên là chiết xuất trứng và cho thụ tinh với tinh trùng trong phòng thí nghiệm. Một khi đã hình thành phôi thai, một hoặc hai phôi sẽ được cấy vào tử cung của người mẹ và số còn lại sẽ được bệnh viện cất giữ
Đối tượng: Đàn ông lớn tuổi, phụ nữ bị tắc ống dẫn trứng hoặc ống dẫn trứng bị tổn hại nghiêm trọng hoặc dạ con bị xước; đàn ông có chất lượng tinh trùng kém; những cặp đôi vô sinh không rõ nguyên nhân.
Tỷ lệ thành công: Tùy theo tuổi tác. 41% phụ nữ dưới 35 tuổi; 32% những người trong độ tuổi 35-37 và 23% trong độ tuổi 38-40 có thể mang thai.
Ưu điểm: Giúp những cặp đôi gặp phải vấn đề về sinh sản nghiêm trọng có thể trở thành bố mẹ.
Khuyết điểm: Phương pháp điều trị đắt tiền, đòi hỏi thể chất tốt và yêu cầu một chế độ dùng thuốc hỗ trợ sinh sản nghiêm ngặt trước khi bắt đầu mỗi chu kỳ.
6. Sử dụng trứng hiến tặng
Cách tiến hành: Trứng được lấy từ một người phụ nữ khác, thường trẻ hơn, sau đó được thụ tinh với tinh trùng của người chồng. Phôi thai tạo thành sau đó sẽ được cấy vào tử cung của người vợ.
Đối tượng: Phụ nữ bị tổn thương buồng trứng hoặc những người đã từng áp dụng hoá học trị liệu hoặc xạ trị, những phụ nữ lớn tuổi với chất lượng trứng kém và những phụ nữ có cấu trúc gen bất thường mà họ không muốn di truyền cho con cái.
Tỷ lệ thành công: 55% phụ nữ sử dụng trứng tươi được hiến tặng có thể sinh con; con số này sẽ giảm xuống 34% nếu dùng trứng đông lạnh.
Ưu điểm: Giúp những phụ nữ lớn tuổi hoặc gặp các vấn đề về buồng trứng có thể trở thành mẹ.
Khuyết điểm: Chi phí đắt; người tham gia phải tuân theo một chế độ thuốc nghiêm ngặt với nhiều tác dụng phụ và một số phụ nữ không có mối quan hệ họ hàng gì với người hiến tặng trứng đôi khi cũng cảm thấy khó chịu.
7. Sử dụng phôi thai hiến tặng
Cách tiến hành: Phôi thai được hiến tặng bởi những cặp đôi áp dụng phương pháp IVF đã mang thai và không còn cần sử dụng trứng đã được thụ tinh nữa. Phôi thai được hiến tặng sau đó được cấy vào tử cung người mẹ.
Đối tượng: Các cặp đôi vô sinh muốn áp dụng phương pháp IVF.
Tỷ lệ thành công: Khoảng 30-50%, phụ thuộc vào số lượng phôi thai được cấy và phôi thai đó tươi hay đông lạnh.
Ưu điểm: Giúp cho những cặp đôi vô sinh được trải nghiệm cảm giác mang thai và sinh con như bình thường.
Khuyết điểm: Chế độ uống thuốc nghiêm ngặt, khó khăn để có được phôi thai hiến tặng, nhiều cặp đôi có thể miễn cưỡng từ bỏ.
8. Mang thai hộ
Cách tiến hành: Người mang thai hộ sẽ mang thai hộ một phụ nữ khác. Người mang thai hộ mang thai bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, sử dụng tinh trùng của người bố hoặc cấy phôi thai của bố mẹ thật sự vào tử cung của người mang thai hộ thông qua phương pháp IVF. Trứng và tinh trùng được hiến tặng cũng có thể được sử dụng.
Đối tượng: Phụ nữ không thể mang thai vì bệnh tật, bị cắt bỏ dạ con hoặc vô sinh. Một số trường hợp hiếm gặp là cả hai vợ chồng đều vô sinh.
Tỷ lệ thành công: Phụ thuộc vào chất lượng trứng và tinh trùng được sử dụng. Trung bình tỷ lệ thai sống khoảng từ 5-30% cho mỗi chu kỳ.
Ưu điểm: Những cặp đôi gặp các vấn đề về khả năng sinh sản như người phụ nữ không có tử cung hoặc mắc bệnh mà có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu mang thai có thể trở thành bố mẹ.
Khuyết điểm: Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa cho phép mang thai hộ nên các cặp vợ chồng, hoặc ra nước ngoài để tiến hành, hoặc thực hiện “chui”.
Chúng ta vừa tìm hiểu qua các phương pháp hỗ trợ sinh sản chữa vô sinh hiếm muộn hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới. Mỗi phương pháp để có những lợi ích hiệu quả riêng. Phòng khám sản phụ khoa – nam khoa Anh Sinh chuyên điều trị vô sinh hiếm muộn, cung cấp những phương pháp hỗ trợ sinh sản tốt nhất cho mọi gia đình.