Những dấu hiệu thai yếu 3 tháng đầu mẹ bầu cần biết

Khám phụ khoa tại Vinh

Dấu hiệu thai yếu 3 tháng đầu là gì? Mang thai 3 tháng đầu có thể coi là thời gian nguy hiểm nhất với thai kỳ. Lúc này em bé chưa hoàn toàn làm tổ chắc chắn. Cơ thể mẹ cũng chưa thích nghi với việc có mặt của bé. Chính vì vậy mẹ cần đặc biệt chú ý đến những triệu chứng dù nhỏ nhất của cơ thể. Bài viết hôm nay của Phòng khám Anh Sinh – phòng khám thai tại Vinh sẽ mang đến cho bạn những thông tin cụ thể về vấn đề này, theo dõi ngay để có kiến thức bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé nhé.

Dấu hiệu thai yếu 3 tháng đầu là gì?

Ra máu bất thường

Cảnh báo nguy cơ: Thai ngoài tử cung, sảy thai, bong màng nuôi, tụ dịch dưới màng nuôi.
Chảy máu âm đạo luôn là triệu chứng nguy hiểm trong thai kỳ. Vì vậy khi phát hiện bị chảy máu âm đạo, mẹ bầu cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Xuất huyết kèm theo co thắt mạnh ở vùng bụng dưới còn là dấu hiệu sẩy thai khi thai phụ đang trong giai đoạn đầu hoặc ở đầu giai đoạn thứ hai của thai kỳ. Xuất huyết ở giai đoạn thứ ba của thai kỳ kèm theo đau bụng có thể là triệu chứng của hiện tượng bong nhau non. Xảy ra khi nhau thai bong ra khỏi thành tử cung.

Nôn, ói nhiều hơn bình thường
Cảnh báo nguy cơ: Thiếu chất.

Đó là dấu hiệu bình thường nếu bạn cảm thấy buồn nôn hoặc nôn ói một chút trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, nó sẽ trở nên nguy hiểm nếu bạn bị nôn ói quá nhiều. Theo các chuyên gia, buồn nôn và nôn ói quá nhiều có thể khiến mẹ bầu giảm cân nhanh chóng, chóng mặt, mất nước và mất cân bằng các chất điện giải trong cơ thể.

Khi bị nôn ói quá nhiều, mẹ bầu nên nhập viện để điều trị tình trạng mất nước và kiểm soát các cơn buồn nôn. Tuy nhiên, chị em cần biết rằng, buồn nôn và nôn ói là dấu hiệu phổ biến 3 tháng đầu mang thai. Thông trường, triệu chứng này sẽ biến mất vào quý thứ 2. Và hầu như các mẹ bầu đã bị ốm nghén vẫn có thai kỳ phát triển bình thường.

biểu hiện thai yếu

Đau bụng, chuột rút

Cảnh báo nguy cơ: Sảy thai, động thai, thai ngoài tử cung.
Đau bụng âm ỉ trong một vài thời điểm là hiện tượng bình thường khi mang thai. Nhưng nếu bụng đau đột ngột và co cứng thì bạn cần hết sức cẩn thận. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, đau bụng dữ dội đi kèm với chảy máu âm đạo là triệu chứng cảnh báo nguy cơ sảy thai và chửa ngoài tử cung.

Nếu mang thai ngoài tử cung, người mẹ sẽ có cảm giác bụng đau như xé. Nếu có nguy cơ sảy thai, người mẹ có cảm giác “hụt” ở bụng tương đối rõ ràng mà không thấy bụng đau nhiều. Gặp các triệu chứng trên, mẹ bầu nên lập tức đến bệnh viện để bác sĩ có phương pháp điều trị kịp thời.

Đau buốt khi đi tiểu hoặc ra máu

Cảnh báo nguy cơ: Viêm bàng quang, nhiễm trùng đường tiểu.
Khi đi tiểu bị đau buốt quá hoặc đi tiểu kèm theo máu có thể là dấu hiệu của bệnh viêm bàng quang hoặc nhiễm trùng đường tiểu. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ trở lên nghiêm trọng và dễ gây sinh non.

Nếu đó là bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn nên gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời để tránh rủi ro cho thai kỳ. Mẹ bầu cũng nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để hạn chế nguy cơ bị đau buốt khi đi tiểu.

Ngứa “vùng kín”

Cảnh báo nguy cơ: Nhiễm trùng vùng kín.
Tiết dịch âm đạo nhiều hơn bình thường là triệu chứng phổ biến khi mang thai. Tuy nhiên khi thấy vùng kín ra quá nhiều dịch, có mùi hôi kèm ngứa ngáy. Có thể bạn đã bị nhiễm trùng vùng kín hoặc mắc bệnh qua đường tình dục. Căn bệnh này rất nguy hiểm trong thai kỳ và gây hại trực tiếp đến thai nhi.

Nếu gặp phải tình trạng này thì mẹ bầu cần phải khám phụ khoa ngay để bác sĩ có thể theo dõi bệnh tình và có phương pháp điều trị phù hợp

Đau đầu, sưng phù cơ thể

biểu hiện thai yếu

Đau đầu nhẹ hoặc đau nửa đầu khi mang thai là hiện tượng không mấy đáng lo. Ngay cả chuyện sưng phù vì cơ thể bị giữ nước khi mang thai cũng vậy.

Tuy nhiên, nếu bầu đột nhiên đau đầu, ăn uống kém, mặt và bàn tay sưng phù bất thường. Đó có thể là dấu hiệu thai yếu 3 tháng đầu, cụ thể là chứng tiền sản giật. Lúc này, không gì cần thiết bằng chuyện thăm khám bác sĩ để được theo dõi và điều trị bệnh.

Những việc mẹ bầu nên làm để dưỡng thai?

Ăn uống đủ chất, bổ sung thêm vitamin

Tình trạng thai yếu thường xuất hiện trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Chính bởi vậy, mẹ bầu cần phải bổ sung chất dinh dưỡng. Đặc biệt là các chất đạm dễ tiêu hóa để giúp phát triển các tế bào mô của thai. Mỗi ngày mẹ bầu nên cung cấp thêm 10 -18 gr đạm tương đương 50 – 100 gr thịt cá các loại.

Chất sắt cũng không thể thiếu trong các chất dinh dưỡng thiết yếu dành cho mẹ bầu. Canxi, các loại vitamin như C, D cũng rất cần thiết cho mẹ và cả em bé trong bụng.

Những việc mẹ bầu nên tránh trong 3 tháng đầu

Không được dùng thuốc lá, rượu bia, thuốc gây nghiện
Khi biết có thai thì nên báo cho bác sĩ nếu đang dùng các thuốc điều trị bệnh mãn tính như lao, tâm thần, cao huyết áp, động kinh, vitamin liều cao.
Khi có những dấu hiệu thai yếu trên, mẹ bầu nên tránh quan hệ tình dục trong thời gian này. Hoặc cần hết sức thận trọng do nguy cơ sảy thai là khá cao.
Xem thêm Những nơi bà bầu không nên tới để đảm bảo sức khỏe cho chính mình và con yêu trong bụng

Khám định kỳ và nghỉ ngơi hợp lý

Bạn đừng quên lịch siêu âm theo lịch hẹn của bác sĩ nhé. Qua những lần thăm khám này bạn sẽ biết được tình trạng của em bé như thế nào.

Khi mang thai 3 tháng đầu, cơ thể bạn sẽ rất mệt mỏi để hỗ trợ cho thai nhi có thể khỏe mạnh và phát triển. Vì vậy những giấc ngủ ngắn và tranh thủ thời gian nghỉ ngơi là điều bạn nên làm trong thời gian này. Nó giúp bạn tăng cường năng lượng để cho bé có một khởi đầu tốt đẹp.

Xem thêm : Những nguyên nhân gây khó sinh mẹ bầu cần biết?

Chúc mẹ bầu khỏe mạnh và vượt qua giai đoạn này một cách thành công. Để được tư vấn cụ thể hơn về thai kì, khám thai uy tín nhất, hãy liên hệ ngay với phòng khám Anh Sinh để được hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *