Thiếu máu và thai nghén

Tình trạng thiếu máu trong thai nghén chiếm từ 10 – 15% thiếu máu nặng chiếm 1/5 trường hợp tổng số thiếu máu trong thai kỳ. Bệnh lý thiếu máu sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong mẹ và thai nhi (có thể suy thai, đẻ non…) vì thế các ông bố bà mẹ nên chú ý đến sức khỏe trong quá trình mang thai. Hôm nay Phòng Khám sản Anh Sinh sẽ mang đến kiến thức về thiếu máu và thai nghén ở bài dưới đây.

Định nghĩa về thiếu máu và thai nghén

– Thiếu máu trong thai nghén khi tỷ lệ hemoglobin (Hb) < 110g/l.

– Thiếu máu nặng nếu Hb < 70g/l máu.

– Thiếu máu trong thai nghén chia thành các loại sau:

  • Thiếu máu do thiếu sắt
  • Thiếu máu do thiếu acid folic
  • Thiếu máu do tan máu

Chuẩn đoán thiếu máu và thai nghén

– Lâm sàng

+ Thiếu máu: da, niêm mạc nhợt nhạt, nhịp tim nhanh, suy nhược cơ thể, ù tai,khó thở, chóng mặt.

+ Vàng da nhẹ: có thể do thiếu Folat

+ Có thể viêm lưỡi (3 tháng cuối thai kỳ)

+ Có thể thấy lách to trong trường hợp thiếu máu do tan máu: Thalasemia, tan máu tự miễn…

– Cận lâm sàng

+ Công thức máu: hồng cầu giảm, Hemoglobin giảm < 11g/100ml máu.

+ Xét nghiệm huyết đồ: hồng cầu to, hồng cầu nhỏ,  hồng cầu bình thường tùy theo loại thiếu máu.

+ Xét nghiệm sắt huyết thanh, Acide folic, Folat đều giảm.

Điều trị thiếu máu và thai nghén

– Nếu tỷ lệ Hb > 70g/l cho sản phụ dùng (sắt) Fe với liều 200mg mỗi ngày là đủ. Có thể dùng các loại như: Tardyferon 80 mg, Tardyferon B9, Folvit, Ferrous sulfat, Felatum…

– Nếu người bệnh không dùng thuốc sắt qua đường tiêu hóa (trong 3 tháng đầu thai nghén nếu nôn nhiều) có thể dùng đường tiêm truyền: Jectofer 100 mg,Venofer…

– Nếu tỷ lệ Hb < 70g/l có thể truyền máu thêm cho sản phụ. Nên truyền máu trước tuần lễ thứ 36 hay trong điều trị dọa đẻ non, phối hợp điều trị thêm sắt tối thiểu một tháng để đề phòng mất bù máu lúc đẻ và sau sổ rau.

– Điều trị dự phòng bằng cách cho sản phụ dùng sắt suốt thai kỳ (đặc biệt nhóm sản phụ có nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt : mang thai sinh đôi, bệnh lý nội khoa, tiền sử thiếu máu, rau tiền đạo…)

thiếu máu và thai nghén

Tiên lượng cho mẹ và bé 

– Cho mẹ

+ Tình trạng thiếu Oxygen làm mẹ mệt, nhịp tim nhanh lên.

+ Nếu chảy máu thêm trong thai kỳ, lúc chuyển dạ, sau đẻ… thì tình trạng sản phụ nặng hơn so với sản phụ bình thường.

+ Trong giai đoạn hậu sản, thiếu máu thường làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu sản (viêm tắc tĩnh mạch)

– Cho con

+ Nguy cơ đẻ non, suy dinh dưỡng thai nhi.

+ Nguy cơ thai bất thường

+ Tăng thể tích bánh rau.

Phòng bệnh thiếu máu và thai nghén

– Phát hiện nguy cơ thiếu máu trong thai nghén

– Xét nghiệm công thức máu: ở tháng thứ tư của thai nghén

– Nếu khám phát hiện hay nghi ngờ có bệnh lý về máu thì cần mời thêm chuyên khoa huyết học truyền máu để cùng hội chẩn và điều trị.

Điều trị thiếu máu và thai nghén

Nếu tỷ lệ Hb > 8g/100ml cho sản phụ dùng (sắt) Fe với liều 200mg mỗi ngày là đủ, không cần truyền máu cho sản phụ. Có thể dùng các loại như Tardyferon 80 mg, Tardyferon B9, Ferrous sulfate: dùng liên tục trong thời kỳ mang thai và cả trong 6 tháng đầu sau đẻ. Nếu bệnh nhân không dung nạp thuốc sắt qua đường tiêu hóa (trong 3 tháng đầu thai nghén nếu nôn nhiều), có thể dùng đường tiêm: Jectofer 100 mg: dùng hai ống tiêm bắp 2 ống mỗi ngày.

Nếu tỷ lệ Hb < 8g/100ml có thể truyền máu thêm cho sản phụ. Nên truyền máu trước tuần lễ thứ 36 hay trong điều trị dọa đẻ non, phối hợp điều trị thêm sắt tối thiểu một tháng để đề phòng mất bù máu lúc đẻ và sau sổ rau.

Điều trị dự phòng ở tuyến dưới trong quản lý thai nghén bằng cách cho sản phụ dùng sắt suốt thai kỳ (đặc biệt nhóm sản phụ có nguy cơ thiếu máu). Cho sử dụng sắt dự phòng Ferrous sulfate 100mg mỗi ngày. Ngoài sắt cần sử dụng phối hợp acide folic, Folat (đối với mẹ có tiền sử con họ bị dị dạng ống thần kinh (tật nứt đốt sống) hay đã dùng các loại thuốc kháng acide folic, thậm chí điều trị dự phòng ba tháng trước khi thụ thai: cho Speciafuldine 5 mg một ngày hay Lederfolin 15 ngày uống một ống.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *