Huyết thanh viêm gan B
Tiêm phòng Huyết Thanh Viêm gan B để bảo vệ bản thân cũng như con cái
Viêm gan B không còn là căn bệnh xa lạ với mọi người, bởi tính chất lây lan của bệnh là qua đường tình dục và đặc biệt là truyền máu từ mẹ sang con. Thời gian gần đây, đội ngũ tư vấn về căn bệnh này tại Phòng khám sản phụ khoa, nam khoa Anh Sinh Tại Nghệ An nhận được rất nhiều cuộc gọi để tư vấn và tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Chính vì đó, phòng khám Anh Sinh khuyên các bạn cần tiêm chủng huyết thanh kháng viêm gan B bởi đây là liệu pháp cần thiết và hiệu quả phòng ngừa bệnh viêm gan B.
Sau đây là chia sẽ giúp các bạn hiểu hơn về nguyên nhân, triệu chứng cũng như tiêm huyết thanh kháng Viêm gan B.
Bệnh viêm gan B nguy hiểm thế nào?
Bệnh viêm gan do virus viêm gan B đã quá quen thuộc và là mối lo ngại lớn trong cộng đồng. Hơn nữa, bệnh dễ lây lan và có khá nhiều con đường để truyền bệnh. Trong đó, nghiêm trọng nhất là hai con đường: quan hệ tình dục và lây từ mẹ sang con. Bệnh viêm gan B nếu không được điều trị hiệu quả và kịp thời sẽ dẫn tới những biến chứng phức tạp.
Theo thống kê thực tế, Việt Nam là nước có tỉ lệ người nhiễm viêm gan B ở mức cao so với thế giới. Số bệnh nhân viêm gan B chiếm khoảng 15%- 20% dân số. Nguy hiểm hơn, có tới 90% – 95% người mẹ bị nhiễm virus viêm gan B và lây sang con khi mang thai và sinh nở.
Các biến chứng của bệnh viêm gan B?
Bệnh viêm gan B có thể dẫn tới xơ gan và ung thư gan. Sau khi nhiễm virut viêm gan B phần lớn người bệnh không có biểu hiện của bệnh, chỉ có một số ít người có biểu hiện viêm gan virut viêm gan B cấp tính. Sau 1-2 tháng, bệnh nhân sẽ dần hồi phục.
Song nghiêm trọng hơn, trong giai đoạn viêm gan cấp có một số ít bệnh nhân có thể bị viêm gan nặng và suy gan dẫn tới tử vong. Bên cạnh đó, có những trường hợp bệnh nhân sau khi bị viêm gan B cấp tính sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính sau khoảng 6 tháng. Lúc này, đa số người bệnh không thể hiện dấu hiệu rõ rệt nào nhưng viêm gan B vẫn phát triển lặng lẽ dẫn tới xơ gan và ung thư gan. Sau khoảng 10 – 15 năm, những người bị viêm gan B nếu không được điều trị hiệu quả và dứt điểm sẽ chuyển thành viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan, nguy cơ tử vong cao.
Huyết thanh kháng viêm gan B được dùng khi nào?
Một trong các đường lây bệnh viêm gan B chủ yếu nhất là lây từ mẹ sang con. Khi thai phụ bị nhiễm virus viêm gan B sẽ có thể lây bệnh sang bào thai. Khả năng lây bệnh từ mẹ sang con là 1% trong 3 tháng đầu của thai kỳ, khả năng truyền bệnh là 10% nếu người mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ. Đặc biệt, khả năng lây nhiễm sẽ tăng cao tới 60-70% nếu thai phụ bị viêm gan B ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Nguy cơ người mẹ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90% nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh.
Nếu bị lây bệnh, 50% số trẻ sơ sinh sẽ bị viêm gan mạn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành. Người mẹ bị nhiễm viêm gan B từ trước khi có thai sẽ dễ mắc bệnh khi đang mang thai. Việc mang thai của người mẹ bị viêm gan B vẫn tiến triển bình thường. Thai phát triển ổn định nếu sức khỏe thai phụ không có vấn đề gì khác, không có nguy cơ bị dị dạng thai nhi. Nguy cơ sinh non chỉ xảy ra khi người mẹ bị viêm gan B nặng ở quý cuối cùng của thai kỳ.
Như vậy, để ngăn ngừa khả năng trẻ sơ sinh bị lây viêm gan B từ mẹ, em bé cần được tiêm huyết thanh kháng viêm gan B ngay từ khi vừa mới sinh ra.
Huyết thanh kháng viêm gan B vô cùng cần thiết
Hiện nay, mỗi phụ nữ mang thai nào đến khám ở phòng khám Anh Sinh luôn được các bác sỹ ở đây dặn dò về tiêm phòng các loại cần thiết, Huyết thanh Viêm gan B cũng là một trong những mũi tiêm cần thiết khi bé mới ra đời.
Tất nhiên người mẹ bị viêm gan B nếu không muốn lây sang con thì phải điều trị bệnh ổn định trước khi mang thai và tiêm phòng cho trẻ ngay sau sinh. Nếu mẹ bị viêm gan siêu vi B thì trẻ sơ sinh cần phải được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B ngay trong phòng sinh. Hơn nữa, cần tiêm vaccin phòng viêm gan B cho trẻ theo đúng lịch tiêm chủng.